Tổng hợp 7 loại cấu trúc viết content đỉnh cao

viết content

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết content là cách sắp xếp và cấu trúc nội dung. Khi một bài content được viết theo cấu trúc hợp lý, nó sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn, từ đó tăng khả năng thu hút độc giả và tạo ra hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp. Hơn cả, nếu biết cách sử dụng các công thức viết content phù hợp, thì bạn có thể tạo ra rất nhiều nội dung hoàn hảo dù cho bất kỳ mục đích nào.

Chính vì vậy, trong bài viết này, Martek sẽ giới thiệu cho bạn 7 loại cấu trúc viết content phổ biến để giúp bạn tối ưu hiệu suất công việc và chất lượng content của bạn.

7 loại cấu trúc viết content phổ biến

Dưới đây là tổng hợp 7 loại cấu trúc viết content phổ biến được nhiều chuyên gia trong ngành áp dụng. Và chính những công thức này đã góp phần tạo nên nhiều mẫu content đỉnh cao. Khám phá ngay!

‍1. AIDA – Attention, Interest, Desire, Action

Cấu trúc AIDA là một trong những cấu trúc viết content phổ biến nhất. AIDA là viết tắt của Attention, Interest, Desire, Action. Theo cấu trúc này, bạn cần thu hút sự chú ý của độc giả, tạo ra sự quan tâm và khao khát, và kích thích hành động của họ.

Kỹ năng viết content này tuân theo trình tự tạo ra cho người đọc :

  • Sự chú ý – Attention
  • Duy trì sự quan tâm – Interest
  • Kích thích mong muốn của người đọc – Desire
  • Biến mong muốn thành hành động mua hàng – Action

Để thu hút sự chú ý của độc giả, bạn nên bắt đầu bài viết bằng một câu hỏi hoặc một tình huống gây tò mò. Sau đó, bạn cần phát triển sự quan tâm của độc giả bằng cách cung cấp thông tin thú vị và hữu ích. Tiếp theo, hãy thúc đẩy khao khát của họ bằng cách tạo ra các lợi ích và giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại. Cuối cùng, bạn cần kích thích hành động của độc giả bằng cách cung cấp cho họ một lời kêu gọi hành động rõ ràng.

viết content

2. 4P – Picture, Promise, Prove, Push

Khi nhắc tới 4P, nhiều người thường nhầm lẫn với mô hình 4P trong marketing mix để phát triển chiến lượng kinh doanh (gồm Product, Price, Place, Promotion). Còn theo công thức viết content 4P này, bạn cần xây dựng nội dung theo các bước gồm:

  • Hình ảnh – Picture
  • Promise – Lời hứa
  • Prove – cung cấp
  • Push – thúc đẩy

Đầu tiên, bạn cần đưa ra một hoặc vài bức ảnh để kích thích sự tò mò của độc giả, tôn lên giá trị của sản phẩm và gợi mong muốn từ người xem. Sau đó đưa ra lời cam kết về hiệu quả hoặc lợi ích, công dụng, giá trị của sản phẩm. Tiếp theo, cung cấp lời chứng thực cho lời hứa, lời cam kết của bạn để thuyết phục vì sao bạn đáng tin cậy. Cuối cùng thúc đẩy người xem đưa ra hành động bằng các khuyến mãi, sự khan hiếm,….

Thường bạn sẽ thấy công thức này được sử dụng phổ biến cho các mẫu content bán hàng trên Facebook

3. 4A – Aware, Attitude, Act, Act again

Cấu trúc 4A là một trong những cấu trúc viết content phổ biến nhất trong lĩnh vực tiếp thị. 4A là viết tắt của Attention, Appreciation, Action, Advocacy.

  • Aware – Nhận biết
  • Attitude – Thái độ
  • Act – Hành động
  • Act again – Lặp lại hành động

4A được phát triển dựa rên mô hình AIDA. Nhưng theo cấu trúc này, điểm đáng chú ý và mẫu chốt là hành động và hành động lặp lại

Mô hình 4A gồm 5 giai đoạn đó là:

  • Awareness – Nhận biết
  • Appeal – Khả năng thu hút
  • Ask – Tìm hiểu
  • Action – Hành động
  • Advocate – Ủng hộ thương hiệu

Khác với AIDA, các bước trong mô hình này không nhất thiết phải diễn ra theo trình tự, bạn có thể linh hoạt đổi vị trí, áp dụng theo chiều ngược lại hoặc kể cả bỏ vài bước. Miễn sao nội dung vẫn đảm bảo chất lượng.

viết content

4. 4C – Clear, Concise, Compelling, Credible

Cấu trúc 4C là một trong những cấu trúc viết content hội tụ đủ các tiêu chỉ để đảm bảo cho một bài content thu hút. 4C là viết tắt của Clear, Concise, Compelling, Credible. ư

  • Clear – Rõ ràng
  • Concise – Súc tích
  • Compelling – Thuyết phục
  • Credible – Đáng tin

Trong phương pháp này, bạn cần tổng hợp các tài liệu dài thành nhiều phần nhỏ với sự sắp xếp, phân bổ hợp lý. Bài viết phải súc tích nhưng không phải ngắn gọn hay ít chữ, mà là không lan man, dư thừa hay lặp lại không cần thiết.

Quan trọng nhất là nội dung đó phải có tính thuyết phục, thú vị và hấp dẫn để khiến độc giả phải dừng lại để đọc, không thế ngó lơ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không tin vào những lời thuyết phục của bạn và xem đó như 1 bài quảng cáo để bán hàng. Vì vậy hãy tăng tính xác thực của mình bằng cách xây dựng hình ảnh cá nhân, tổ chức như một nhà lãnh đạo đi đầu, đảm bảo sự uy tín, trách nhiệm.

5. APP – Agree, Promise, Preview

Mộ trong những cấu trúc được sử dụng thường xuyên khi viết content đó là APP. APP là viết tắt của Agree, Promise, Preview. Theo cấu trúc này,content của bạn sẽ thu hút được sự chú ý của độc giả bằng cách sau:

  • Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.
  • Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ.
  • Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.
viết content

6. FAB – Features, Advantages, Benefits

FAB là viết tắt của Features, Advantages, Benefits. Theo cấu trúc này, bạn cần tạo ra những câu chuyện lôi cuốn để kích thích tính tò mò của độc giả. Các yếu tố quan trọng trong mô hình FAB giúp viết content hay là:

  • Features – Tính năng
  • Advantages – Ưu điểm
  • Benefits – Lợi ích

Trong phần tính năng, bạn cần trình bày thông tin về các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, giải thích những tính năng độc đáo và sự khác biệt giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với các sản phẩm/dịch vụ khác trên thị trường.

Tiếp theo, hãy đưa ra những ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ để chứng minh chúng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, bạn cần trình bày thông tin về lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, xem chúng mang lại gì cho khách hàng, giúp họ giải quyết các vấn đề gì hay đáp ứng nhu cầu gì của họ.

7. PAS – Problem, Agitation, Solve

PAS được xem là một trong những cấu trúc viết content có tính ứng dụng rộng rãi nhất. PAS là viết tắt của Problem, Agitation, Solve. Thứ tự các bước viết content gồm:

  • Problem: Xác định vấn đề
  • Agitate: Khoét sâu vấn đề
  • Solve: Giải quyết vấn đề

Hiểu đơn giản là bạn đánh vào vấn đề mà khách hàng đang gặp phải một cách khéo léo, tế nhị. Bạn cần giải thích tình trạng hiện tại của khách hàng và tại sao họ cần sản phẩm/dịch vụ của bạn để giải quyết vấn đề đó.

Tiếp theo, hãy kích thích cảm xúc bằng cách miêu tả chi tiết về những khó khăn và sự khó chịu mà khách hàng đang gặp phải. Cuối cùng, đưa ra giải pháp bằng cách trình bày thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn và giải thích lý do chúng sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, đây có thế là con dao 2 lưỡi nếu bạn không chắc chắn về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Vì vậy, hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng cấu trúc viết content này.

viết content

Trên đây là 7 công thức viết content đỉnh cao mà bất kỳ marketer nào cũng cần biết. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được những cấu trúc phù hợp với mục đích sử dụng của mình và tạo ra những nội dung chất lượng.