Tổng hợp thuật ngữ cơ bản trong làm phim quảng cáo (Phần 2)

Những thuật ngữ trong làm phim quảng cáo ở Phần 1 là những nhóm từ cơ bản. Hôm nay, cùng Martek tìm hiểu nhóm từ mở rộng hơn ở Phần 2 trong bài viết này nhé!

1. Director Off Photography (D.O.P) / Đạo diễn hình ảnh

Người chịu trách nhiệm về hình ảnh, bối cảnh, ánh sáng. Với phim quảng cáo mang đặc thù nhanh gọn, chỉ quay một hoặc hai ngày nên vai trò của D.O.P không đậm nét lắm, đôi khi kiêm luôn cameraman.

2. Art Director / Đạo diễn nghệ thuật

Art Director là người đảm nhận vai trò thiết kế và chỉ đạo các hoạt động nghệ thuật liên quan đến quảng cáo trên màn hình.

Đây là người của production house chứ không phải của agency, giữ vai trò và nhiệm vụ gần như D.O.P. Điều khác biệt so với D.O.P là art director chỉ biết vẽ cảnh, không biết quay phim.

3. Director Reel / Hồ sơ năng lực

Director Reel (hay còn gọi là showreel hoặc demo reel) là một video tập hợp các tác phẩm mà một đạo diễn đã thực hiện. Nó thường được sử dụng để giới thiệu năng lực và kỹ năng của đạo diễn cho khách hàng, nhà sản xuất hoặc nhà phát hành.

Dựa vào hồ sơ năng lực, agency và client sẽ chọn đạo diễn phù hợp để làm quảng cáo.

4. Director Treatment / Nhận xét của đạo diễn về kịch bản

Sau khi xem story board và đọc ý tưởng kịch bản, đạo diễn sẽ đưa hướng xử lý góc máy, thêm thắt hoặc cắt bỏ một số chi tiết, bao gồm cả hình ảnh và lời thoại

5. Story Board / Kịch bản minh họa

Kịch bản phác họa thành những khung hình (dưới dạng vẽ tay) mô tả sơ lược về ý tưởng, không gian, diễn xuất, hiệu ứng đặc biệt của phim. Product house dựa vào mô tả trong story board để ước tính chi phí sản xuất.

6. Shooting Board / Kịch bản phân cảnh

Là bản phát triển chi tiết của story board và cũng được thể hiện dưới dạng vẽ tay. Thứ tự khung hình trong story board là 1 – 2 – 3 – 4 – 5, trong shooting board có thể là 1 – 2 – 5 – 4 – 3, vì phải quay hết cảnh trên bờ, sau đó mới chuyển máy quay xuống ruộng.

7. Set Designer / Họa sĩ thiết kế bối cảnh

Dựa vào kịch bản và địa điểm quay, đạo diễn đưa ra yêu cầu cho set designer thiết kế bối cảnh và tìm kiếm đạo cụ. Bối cảnh có thể là nhà kho được sơn phết lại. Đạo cụ đôi khi phải sản xuất độc quyền cho phim.

8. Location / Địa điểm quay

Với sản phẩm như tủ lạnh, máy lạnh location thường là ở phòng khách hoặc góc bếp. Sản phẩm nước tăng lực, ô tô, xe máy,… cần góc quay toàn cảnh để phô diễn hình ảnh ấn tượng, location đa phần địa điểm ngoài trời.

9. Casting / Tuyển chọn diễn viên

Dầu gội đầu cần mái tóc đẹp. Son môi cần bờ môi đẹp. Tùy ý tưởng kịch bản, nhà sản xuất sẽ săn tìm diễn viên có ngoại hình phù hợp.

10. Wardrobe / Phục trang

Phục trang vô cùng đa dạng và phong phú. Ví dụ với cảnh quay sản phẩm về bột giặt thì áo trắng, cảnh quay gia đình thì trang phục đơn giản.

Trong phim, phục trang diễn viên thường có màu sắc tương đồng với màu sắc nhãn hiệu. Logo màu vàng, phục trang màu vàng như một cách nhắc khéo với người xem luôn nhớ về nhãn hiệu.

11. Main Talent | Extra Talent | Background Talent / Vai chính | Vai phụ | Vai quần chúng

Ví dụ, bối cảnh phim diễn ra ở góc bếp trong gia đình, người trực tiếp lăn vào bếp là main talent, bất kể người vợ hay người chồng. Đôi khi phim vẫn có 2 hoặc 3 main talent.

12. Voice Talent / Người lồng tiếng

Là người lồng tiếng vào quảng cáo, thường là diễn viên thật ngoài đời có chất giọng biểu cảm, MC, phát thanh viên.

Tùy vào tính chất yêu cầu của từng loại quảng cáo mà sẽ sử dụng chất giọng trầm, bổng, nhẹ hoặc giọng trung hòa.

13. Voice Over (V/O) / Giọng thuyết minh

Phim đôi khi không có lời thoại, chỉ có âm nhạc và giọng thuyết minh, giữ vai trò dẫn dắt kịch bản. Cho dù phim có lời thoại, voice over vẫn thường được sử dụng vào đoạn kết phim để gợi nhắc tên sản phẩm.

Ví dụ:

  • Tiger beer – Bản lĩnh đàn ông
  • XMEN – Đàn ông đích thực
  • Sunsilk – Tóc mềm mượt suốt ngày dài

14. Supers / Phụ đề

Là những dòng chữ xuất hiện vài giây, vừa đủ người xem ghi nhận, sau đó biến mất. Vai trò của supers là minh họa cho hình ảnh để làm rõ thông điệp. Supers có thể xuất hiện độc lập, hoặc cùng khung hình với voice over/voice talent.

15. Computer Graphic Animation (CG) / Kỹ xảo máy tính

Đây có thể hiểu như dạng kỹ xảo đặc biệt được tạo ra bởi máy tính chứ không phải máy quay. Ngoài CG, phim quảng cáo còn có Special Effect, hiệu ứng đặc biệt về làn khói (trong quảng cáo mì gói), không gian hư cấu…

16. Air | On – Air / Phát sóng | Đang phát sóng

Từ “Air” dùng nhiều trong ngữ cảnh TVC lần đầu trên sóng truyền hình. Sau khi chiến dịch quảng cáo kết thúc, TVC dừng phát sóng sẽ được gọi là Off – Air.

17. Off – Line | On – Line ? Bản dựng thô | Bản dựng hoàn thiện

Sau khi quay xong, phim được cắt ráp, lồng nhạc, lồng tiếng và hiệu ứng. Tất cả ở dạng thô chờ kiểm duyệt, gọi là Off – Line. Qua bước kiểm duyệt, tiếp theo là phần hậu kỳ. Kết quả cuối cùng là bản dựng hoàn thiện. Bản đẹp, sẵn sàng phát sóng, gọi là On – Line.

Tạm kết

Với những thông tin trên ở phần 2 này, Martek hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các thuật ngữ trong ngành làm phim quảng cáo. Hãy luôn theo dõi Martek để cập nhật nhiều kiến thức và những chia sẻ bổ ích nhé!