Bạn có biết gì về Performance Marketing? Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược tiếp thị mới hoặc muốn tìm hiểu thêm về tiếp thị online, hãy xem xét sử dụng Performance Marketing.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về Performance Marketing, từ các khái niệm cơ bản đến các chiến lược nâng cao. Bạn sẽ biết những thứ cần thiết nhất để bắt đầu ứng dụng Performance Marketing, giúp tối ưu hóa hoạt động tiếp thị của bạn.
Hãy cùng Martek tìm hiểu và khám phá về Performance Marketing ngay sau đây!
Khái niệm về Performance Marketing
1. Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tuyến, nơi các nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi một hành động được thực hiện. Chẳng hạn như một khách hàng nhấp vào quảng cáo hoặc mua một sản phẩm của họ.
Hay nói cách khác, Performance Marketing tập trung vào hiệu suất của chiến dịch tiếp thị, thay vì chỉ tập trung vào việc phân phối thông điệp.
Mục tiêu chính của Performance Marketing là tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng để tăng traffic website, tăng tương tác trên các kênh social hoặc tăng số lượt đăng ký khách hàng mới.
Hiện nay, một số kênh tiếp thị cần phải chi trả tiền được nhiều công ty sử dụng như:
- Quảng cáo Native
- Quảng cáo được tài trợ (Sponsored)
- Affiliate marketing
- Quảng cáo trên mạng xã hội
- SEM (Marketing công cụ tìm kiếm)
2. Các yếu tố cấu thành
2.1 Nhà bán lẻ/người bán (Retailers/Merchants)
Nhóm đối tượng này còn được gọi là Advertisers – nhà quảng cáo. Họ muốn quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình thông qua Đối tác phân phối (Affiliate Partners) hoặc Nhà xuất bản (Publishers).
Thông qua hệ thống bán lẻ hay những người có tầm ảnh hưởng để tác động lên người tiêu dùng, khiến họ có niềm tin và trở thành khách hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng tham khảo, đánh giá dựa trên lời giới thiệu từ các influencer hoặc những người dùng khác, trong giai đoạn nghiên cứu sản phẩm.
2.2 Đơn vị liên kết/Nhà xuất bản (Affiliates/Publishers)
Đây là nhóm “đối tác tiếp thị” trong Performance Marketing. Họ nhận quảng bá sản phẩm/dịch vụ để nhận hoa hồng. Họ có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như website, blog, các tài khoản mạng xã hội,… hoặc sử dụng quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
2.3 Mạng liên kết và nền tảng theo dõi của bên thứ ba (Affiliate Networks & Tracking Platforms)
Nhóm đối tượng này đóng vai trò như một sàn giao dịch để kết nối doanh nghiệp với các đối tác liên kết. Chúng cung cấp các thông tin, công cụ như banner, text links, nguồn cấp dữ liệu sản phẩm,… Theo dõi, quản lý leads, clicks, chuyển đổi. Là trung gian thanh toán và giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
2.4 Người quản lý phân phối hoặc công ty quản lý phân phối (Affiliate Managers & OPMs)
Trường hợp công ty thiếu nhân sự hoặc có đối ngũ in-house nhưng vẫn muốn hợp tác với bên ngoài để hỗ trợ thì họ sẽ thuê những đơn vị cung cấp dịch vụ marketing, thường ọi là agency.
Nhóm đối tượng này hỗ trợ xây dựng các chiến dịch marketing, quản lý khâu sản xuất, thiết kế, thực hiện và tối ưu chiến dịch sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Các hình thức của Performance Marketing
1. Native Advertising
Đây là hình thức quảng cáo, nhưng không giống như GDN hay banner ads. Loại quảng cáo này thường xuất hiện dựa trên hình thức và chức năng của trang web như tin tức hay trang xã hội.
CPM (Trả cho mỗi lần hiển thị) và CPC (Trả cho mỗi lần nhấp) là 2 hình thức thanh toán phổ biến của Native Advertising.
2. Affiliate Marketing
Khái niệm nay còn thường được gọi là Tiếp thị liên kết. Các nhà quảng cáo dựa vào Publisher để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình.
Publisher có thể thực hiện các hoạt động marketing online và nhận được hoa hồng khi có người mua hàng qua liên kết của họ.
Hình thức này không chỉ giúp gia tăng doanh số, khách hàng mới, mà còn đem đến nhiều cơ hội về quảng bá rộng rãi thương hiệu, mở rộng thị trường.
3. Search Engine Marketing (SEM)
Nếu SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thực hiện các công việc để website, từ khóa xếp hạng cao một cách tự nhiên. Thì SEM là hoạt động quảng cáo trả phí cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, …
4. Social Media Advertising
Hình thức này sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu, hay lượng truy cập. Thường các nhà quảng cáo tập trung vào sự tương tác, lượt thích, số lần nhấp và doanh số để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
Lợi ích của Performance Marketing
Tăng doanh số bán hàng
Performance Marketing giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nhờ đó tăng khả năng khách hàng quan tâm, tìm hiểu và mua hàng.
Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Từ dữ liệu cũ thể, nhà quảng cáo có thể phân tích và thay đổi cho phù hợp để vừa tiếp cận được nhiều người dùng, vừa đảm bảo tối ưu và tiết kiệm ngân sách.
Đo lường hiệu quả chi tiết
Có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của quảng cáo một cách đầy đủ, chi tiết thông qua các chỉ số và công cụ.
Những thách thức của Performance Marketing
Cạnh tranh khốc liệt
Sự phát triển của công nghệ và internet cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tiếp thị đến đông đảo khách hàng. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực Performance Marketing rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược thông minh và hiệu quả.
Sự phức tạp của dữ liệu và công nghệ
Performance Marketing thường xuyên sử dụng công nghệ và dữ liệu để đo lường, tối ưu các chiến dịch tiếp thị.
Tuy nhiên, sự phức tạp của chúng cũng là thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chuyên gia có kỹ năng và kiến thức để xử lý, phân tích các dữ liệu này.
Quản lý chiến lược và đối tác khó khăn
Performance Marketing liên quan đến nhiều đối tác và chiến lược khác nhau, từ đối tác quảng cáo đến đối tác xử lý thanh toán nên việc quản lý rất phức tạp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có những quy trình và chính sách quản lý rõ ràng để đảm bảo sự thành công của chiến lược tiếp thị.
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về Performance Marketing. Hiểu rõ về khái niệm và các hình thức của khái niệm này là rất cần thiết. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng hiệu quả performance marketing này vào các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.