Mô hình 3C là gì? Tại sao mô hình này lại được nhiều doanh nghiệp ứng dụng triển khai vào chiến lược Marketing. Nếu bạn chưa rõ về mô hình này, hãy cùng khám phá với Martek ngay sau đây nhé!
1. Mô hình 3C là gì?
Mô hình 3C được phát triển bởi một nhà chiến lược hàng đầu thế giới ông Kenichi Ohmae. Mô hình 3C tập trung vào 3 yếu tố quan trọng: Khách hàng (Customer), Đối thủ cạnh tranh (Competitor) và Công ty (Company).
Qua đây 3 yếu tố này, người làm Marketing giúp các công ty đánh giá và phân tích môi trường kinh doanh phù hợp để tối ưu hóa hoạt động của mình.
2. Phân tích mô hình 3C trong Marketing doanh nghiệp
Mô hình 3C Marketing gồm 3 yếu tố:
- Customer – Khách hàng
- Competitor – Đối thủ cạnh tranh
- Company – Doanh nghiệp
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng chữ C trong mô hình
Chữ C thứ nhất: Customer (Khách hàng)
Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho công ty, vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu.
Để tìm kiếm, gia nhập thị trường mới, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
- Khách hàng của mình là ai?
- Những gì họ muốn, cần gì?
- Mong muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty?
Nếu lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu và được đáp ứng các sản phẩm đã có trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh cực gắt với các doanh nghiệp lớn và đã có thị phần vững chắc. Ví dụ về ngành F&B, thách thức mà The Coffee House gặp phải khi đối đầu với một thương hiệu lớn và lâu năm về ngành F&B đó là Higland Coffee.
Chữ C thứ hai: Competitor (Đối thủ cạnh tranh)
Đây là yếu tố thứ hai trong mô hình 3C. Công ty cần phải nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những doanh nghiệp có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của mình.
Khi phân tích đối thủ, doanh nghiệp có thể đặt ra câu hỏi như:
- Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?
- Kinh doanh những dòng sản phẩm nào
- Mức giá trên thị trường là bao nhiêu
- Doanh số hàng năm của họ đạt bao nhiêu?
- Quảng bá sản phẩm qua những kênh nào? Với hoạt động nào?
Chữ C thứ ba: Company (Doanh nghiệp)
Đây là yếu tố thứ ba trong mô hình 3C. Công ty cần phải đánh giá các điểm mạnh và yếu của mình, cũng như cơ hội và thách thức nào mà doanh nghiệp đang có, để có thể định hướng các chiến lược phát triển kinh doanh và marketing phù hợp.
3. Vai trò của mô hình 3C trong marketing
Mô hình 3C trong marketing có vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh của mình.
Mô hình này được ứng dụng cho cả team Marketing và Agency để có cái nhìn tổng quan về thị trường và khách hàng, cũng như các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Từ đó, tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
4. Mô hình 3C trên thực tế
Ví dụ về mô hình 3C của Starbucks có thể được mô tả như sau:
- Customers: hướng đến các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình đến cao, đặc biệt là những người yêu thích cà phê và mong muốn tìm kiếm một không gian để thư giãn và làm việc.
- Competitors: Starbucks phải cạnh tranh với các đối thủ này trong các yếu tố như giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
- Company: Starbucks có các sản phẩm chủ lực là cà phê và các loại thức uống liên quan, cùng với đó là các sản phẩm ăn nhẹ như bánh ngọt, bánh mì và bánh mì kẹp. Và đặc biệt tạo ra không gian chất lượng cao để thu hút khách hàng.
Từ các yếu tố 3C này, Starbucks đã đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về mô hình 3C Marketing trong doanh nghiệp. Martek hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và ứng dụng mô hình này nhé!