IMC Plan là gì? Quy trình 6 bước lên kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC Plan)

imc plan

Ngày nay, việc xây dựng các chiến lược truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra sự đột phá và thu hút khách hàng. Trong đó, IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan) là một công cụ hữu ích để có thể truyền tải các thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả

Trong bài viết này, Martek sẽ giải thích rõ hơn IMC Plan là gì và cung cấp quy trình gồm 6 bước cơ bản để lên kế hoạch truyền thông tích hợp cho doanh nghiệp của bạn. Khám phá ngay nhé!

IMC Plan là gì?

Integrated Marketing Communications (IMC) Plan là một chiến lược truyền thông tích hợp, bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng, được tổ chức và xây dựng theo một kế hoạch đồng bộ, nhất quán. Từ đó, các thông điệp về sản phẩm/dịch vụ được tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng, giúp tăng cường sức mạnh thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

imc plan la gi

Mục đích của việc xây dựng IMC Plan là giúp các doanh nghiệp xác định và kết hợp các công cụ truyền thông để tạo ra một chiến lược truyền thông đạt hiệu quả tối đa.

Cụ thể, IMC Plan bao gồm việc nghiên cứu và phân tích khách hàng, xác định các mục tiêu truyền thông, lên kế hoạch cụ thể, lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp, phát triển các ý tưởng truyền thông, tiến hành quảng bá và đánh giá hiệu quả.

Lợi ích của IMC plan trong hoạt động marketing của doanh nghiệp

Có thể nói, IMC Plan là một công cụ quan trọng giúp tăng hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích của kế hoạch truyền thông tích hợp IMC mà Martek muốn chỉ rõ cho bạn:

1. Tăng tính nhất quán và đồng bộ trong hoạt động marketing:

IMC plan giúp đảm bảo rằng các thông điệp và hoạt động marketing của doanh nghiệp được đồng bộ và nhất quán trên các kênh truyền thông khác nhau. Điều này giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và gây ảnh hưởng tích cực đến khách hàng.

imc plan la gi

2. Tăng tính hiệu quả trong chiến lược marketing

IMC plan giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch marketing của mình bằng cách kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau, từ quảng cáo truyền thống đến marketing online và truyền thông xã hội. Sự kết hợp này giúp đạt được các mục tiêu marketing một cách hiệu quả hơn.

3. Tăng tính tương tác với khách hàng

IMC plan giúp doanh nghiệp tạo ra một trải nghiệm khách hàng liên tục và tương tác hơn khi khách hàng có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm/dịch vụ thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Cũng chính sự kết hợp của nhiều công cụ, nhiều kênh quảng cáo và truyền thông mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đa dạng nhóm khách hàng hơn. Hạn chế tình trạng bỏ sót khách hàng tiềm năng.

4. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Sự kết hợp giữa các kênh truyền thông khác nhau giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt độc đáo và cạnh tranh hơn trên thị trường. Việc tương tác và liên tục tiếp cận khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tăng tính nhận diện thương hiệu và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Quy trình lên kế hoạch IMC Plan

1. Xác định mục tiêu của chiến dịch

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông IMC là xác định mục tiêu của chiến dịch. Mục tiêu của phải được xác định rõ ràng và cụ thể để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động truyền thông được tập trung, đồng bộ và thống nhất, nhằm đạt được mục tiêu đó.

Thường sẽ co 3 mục tiêu chính:

  • Business Objective (mục tiêu kinh doanh): hướng tới doanh thu, sự tăng trưởng
  • Marketing Objective (mục tiêu marketing): Hướng tới sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng
  • Communication Objective (mục tiêu truyền thông): Hướng tới sự thay đổi trong tâm lý, suy nghĩ người tiêu dùng

2. Xác định đối tượng mục tiêu của IMC Plan

Bước tiếp theo trong quy trình là xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Nói đơn giản thì đây là chân dung khách hàng – nhóm khách hàng mà công ty muốn tiếp cận và tạo ảnh hưởng đến.

Nhân khẩu học là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm. Ngoài ra còn dựa trên các tiêu chí khách như vị trí, hành vi, tâm lý,… để đưa ra nhóm khách hàng phù hợp nhất.

3. Xác định Insight khách hàng

Ở bước này, chuyên gia marketing cần tìm hiểu sâu hơn về những trăn trở, suy nghĩ thầm kín của khách hàng để có thể đưa ra Insight sâu sắc về hành vi, nhu cầu và mong muốn của họ.

Mặc dù rất khó để tìm ra Insight nhưng những thông tin này sẽ giúp cho việc phát triển các ý tưởng truyền thông hiệu quả hơn.

imc plan la gi

4. Big Idea

Tiếp theo cần phát triển ý tưởng truyền thông dựa trên các thông tin đã thu thập được ở bước trên, ý tưởng có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng – gọi là Big Idea.

Lưu ý rằng, Big Idea cần phải xuất phát từ Insight, phải giải quyết được vấn đề của khách hàng. Big Idea phải khả thi, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và có khả năng đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu. Cuối cùng, Big Idea phải gắn liền với hình ảnh thương hiệu, thể hiện rõ cá tính và vai trò của thương hiệu để khiến khách hàng thích thú, nhớ tới.

imc plan

5. Triển khai các chiến lược

Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp cần bắt tay vào thực hiện, triển khai chiến dịch IMC đó. Một đó hoạt động truyền thông nên được sử dụng trong giai đoạn này gồm quảng cáo, PR, sự kiện, tài trợ, truyền thông xã hội… Điều quan trọng không thể bỏ sót là đưa ra lịch trình thực hiện cụ thể.

6. Đo lường, đánh giá hiệu quả chiến dịch

Bước cuối cùng là đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch. Chuyên gia marketing cần đánh giá kết quả của chiến dịch để có thể điều chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động truyền thông trong tương lai.

Tóm lại, xây dựng kế hoạch truyền thông IMC là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tập trung và nghiêm túc của đội ngũ marketing trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể tự lên được IMC Plan và ứng dụng một cách hiệu quả vào hoạt động marketing của mình.