Content chất lượng với mô hình 5W1H

5W1H là một mô hình đã quá quen thuộc, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như Marketing, SEO và cả trong kinh doanh. Vậy những chữ cái viết tắt W và H kia mang ý nghĩa gì? Martek sẽ giải đáp tường tận về phương pháp tư duy 5W1H cho bạn trong bài viết này nhé!

1. Mô hình 5W1H là gì?

5W1H là mô hình giúp bạn xác định mục tiêu, truyền thông, quản lý dự án, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Đây là một công cụ quan trọng trong Marketing để giúp định hướng và xác định các chiến lược và kế hoạch tiếp thị.

Mô hình này tập trung vào việc trả lời 6 câu hỏi cơ bản, bao gồm:

  • Who (Ai): Đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ là ai?
  • What (Gì): Sản phẩm hoặc dịch vụ đang được tiếp thị là gì?
  • When (Khi nào): Khi nào sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được giới thiệu và tiếp thị?
  • Where (Ở đâu): Nơi sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được tiếp thị?
  • Why (Tại sao): Tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ này nên được tiếp thị?
  • How (Làm thế nào): Làm thế nào để tiếp cận và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu?

Việc trả lời các câu hỏi trong mô hình 5W1H giúp cho các nhà tiếp thị có thể đưa ra các kế hoạch tiếp thị chi tiết và hiệu quả hơn.

2. Why – Hiểu tại sao phải viết trước khi nghĩ viết như thế nào?

Xác định mục đích bài viết này là gì? bài viết cung cấp kiến thức, kể chuyện hay bán sản phẩm? Sau bài viết, ta mong chờ người đọc sẽ hành động gì?

Các trường hợp trên là loại Content nằm trong hệ thống bài viết nuôi dưỡng nhóm khách hàng tiềm năng với các thông tin hữu ích. Mục tiêu của Content này là gia tăng niềm tin về thương hiệu và thúc đẩy khách hàng cân nhắc lựa chọn sản phẩm.

Ví dụ: Đối với sản phẩm, cần làm rõ tại sao nó xứng đáng được ra mắt, nó mang lại giá trị gì, có điểm gì nổi bật hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Hay điều gì khiến nó lấy được lòng tin của người tiêu dùng và khách hàng sẽ lựa chọn nó chứ không phải là một sản phẩm khác.

3. Who – Xác định rõ chân dung đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu của bài viết nhắm tới là ai? Những ngừơi này cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ cho họ.

Ví dụ: Content nhằm đẩy bán một khoá học lập trình cho người mắt bắt đầu qua hình thức trực tuyến. Một trong những khách hàng mục tiêu của khách hàng này là học sinh, sinh viên học trái nghành, người có đam mê về lĩnh vực công nghệ thông tin và muốn tìm hiểu về lĩnh vực này có những đặc điểm sau:

– Bận rộn với thời gian học ở trường và cuộc sống cá nhân, các khoá học video online linh hoạt về thời gian và địa điểm sẽ là lựa chọn lý tưởng.

– Ngành công nghệ thông tin đang là vua của mọi nghề, với mức lương mức lương cạnh tranh, hấp dẫn. Biết về công nghệ thông tin sẽ là một cơ hội rất lớn cho tương lai.

Dứoi đây là 7 câu hỏi nghiên cứu người tiêu dùng:

  • Bạn biết đến sản phẩm của thương hiệu này như thế nào?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi không sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó?
  • Bạn sẽ sử dụng sản phẩm hay thương hiệu nào để thay thế?
  • Lợi ích quan trọng nhất mà bạn nhận được từ sản phẩm của thương hiệu này?
  • Bạn từng giới thiệu sản phẩm này với ai không?
  • Bạn nghĩ ai sẽ phù hợp với lợi ích mà sản phẩm này mang lại?
  • Sản phẩm của thương hiệu này cần cải thiện điều gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng?

Sau khi ứng dụng 7 câu hỏi khảo sát này, đối tượng khách hàng sẽ chia thành 3 phân khúc:

– Khách hàng tương tác

– Khách hàng không thường xuyên

– Khách hàng đã dùng thử hoặc đăng ký dịch vụ nhưng chưa sử dụng

3. What – Lựa chọn một điểm đau duy nhất để làm chủ đề cho bài viết

Đi sâu vào từng giai đoạn trong hành trình đưa ra quyết định lựa chọn một khoá học online tại nhà, để tìm thêm những “Pain Point” (điểm đau) đắt giá.

Ví dụ: Trong phần Awareness (nhận biết) Khách hàng sẽ gặp vấn đề như: chưa hiểu về các thuật ngữ trong lĩnh vực IT, không biết phát triển phầm mềm cần những vai trò nào,… thay vì khai thác các topic rộng ban đầu, ta có thể dựa trên Pain Point để thu hẹp bài viết vào một vấn đề duy nhất. Ở đây, mình sẽ nói đến vấn đề “Mới bắt đầu tìm hiểu về IT nhưng không tìm được nguồn trang phù hợp và uy tín để theo dõi về IT” làm định hướng mới cho bài viết.

4. How – Định hướng cách chủ đề đó sẽ được triển khai như thế nào?

Có một ý tưởng tốt, tiếp theo sẽ là: Khai thác ý tưởng này dưới góc độ nào? định hướng nội dung ra sao và cách truyền tải thông điệp như thế nào?

Từ ý tưởng gốc: “Tìm nguồn trang phù hợp và uy tín, thường xuyên cập nhật thông tin về lĩnh vực IT cho người mới bắt đầu” có thể bẻ lái bài viết sang góc độ khác nhau:

  • Điểm danh các trang xã hội thường xuyên thảo luận và cung cấp thông tin về lĩnh vực IT cho người mới bắt đầu học IT.
  • Điểm danh các Youtuber về chủ đề IT, cực phù hợp cho người bận rộn, đi làm mới bắt đầu học IT

5. When & Where – Xác định thời điểm và phương tiện truyền tải bài viết.

Sau khi hoàn thiện phần “xương sống” cho Content, tiếp theo sẽ làm rõ kế hoạch triển khai và phân phối bài viết bằng việc trả lời các câu hỏi:

  • Thời gian triển khai khi nào?
  • Tiêu chí đo lường hiệu quả ra sao
  • Tần suất bao nhiêu (When)
  • Content sẽ xuất hiện ở những đâu
  • Các kênh đó ưu tiên hiển thị nội dung như thế nào?

6. Tạm kết

Qua bài viết, Martek mong rằng bạn đã hiểu được mô hình 5W1H là gì? Tại sao mô hình này là yếu tố quyết định chất lượng cho Content.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp 5W1H trong quá trình học tập, thuyết trình,… để nâng cao hiệu quả cho từng hoạt động. Hãy luôn theo dõi Martek và cập nhật những kiến thức hữu ích được đăng tải hàng ngày nhé!