Marketing, Quảng cáo và PR là những thuật ngữ gần như quen thuộc đối với những bạn làm marketing. Còn đối với những bạn mới chập chững bước vào nghề, có thể chưa phân biệt những khái niệm này. Cùng Martek tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm này có sự khác nhau như thế nào nhé!
1. Marketing là gì?
Thuật ngữ Marketing gồm gốc “Market” là “cái chợ” hay là “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
“Market” với nghĩa hẹp là “cái chợ” nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Market với nghĩa rộng hơn là “thị trường” thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nói chung.
Marketing là quá trình phát hiện ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó cho khách hàng tốt nhất so với đối thủ cạnh tranh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Quảng cáo là gì?
Định nghĩa quảng cáo theo quan điểm của Philip Kotler như sau:
“Làm kinh doanh mà không có quảng cáo, cũng giống như nháy mắt tỏ tình với một cô gái trong bóng tối. Bạn biết nhưng chẳng ai khác biết cả” (Steuart Henderson Britt)
Quảng cáo quyết định dựa trên 5M:
- Mission – Nhiệm vụ
- Media – Phương tiện truyền thông
- Message – Thông điệp
- Money – Tiền
- Measurement – Đo lường kết quả
Quảng cáo có 4 nhiệm vụ: để thông tin, để thuyết phục, để nhắc nhở, để củng cố thêm quyết định mua hàng.
+ Sản phẩm mới => thông tin và thuyết phục
+ Sản phẩm cũ => nên nhắc nhở khách hàng
Thông điệp: truyền tải thông điệp qua lời lẽ và hình ảnh
BẢNG THĂM DÒ THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO
- Thông điệp chính mà bạn nhận được từ quảng cáo này là gì?
- Bạn nghĩ người quảng cáo muốn bạn biết gì, tin điều gì? hoặc làm gì?
- Quảng cáo này tác động đến mức nào với bạn để bạn làm theo điều nó gợi ý
- Quảng cáo này có phần nào hữu hiệu và phần nào dỡ?
- Quảng cáo này cho bạn cảm nhận gì?
- Nơi nào là lý tưởng nhất để thông điệp này đến được với bạn – ở đâu mà bạn có thể nhận thấy và chú ý đến nó dễ nhất?
Phương tiện truyền thông: các phương tiện tuyền thông quảng cáo cơ ban: báo chí, tạp chí, truyền hình, các bang hiệu,… vậy nên lựa chọn phương tiện nào để quảng cáo?
Xác định độ tiếp cận, tần suất và tác động của chiến dịch quảng cáo sẽ đạt tới mức độ nào.
Xuất hiện bao nhiều lần trên phương tiện truyền thông?
Tiền: ngân sách dành cho quảng cáo được tính ra từ những quyết định mức tiếp cận, tần suất xuất hiện, và tác động với mức giá nào.
Đánh giá đo lường hiệu quả:
+ Đánh giá hiệu quả trước và sau quảng cáo.
+ Đánh giá kết quả của mỗi phương tiện và cách thức quảng cáo.
Kết luận: quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”
3. PR là gì?
PR hay Public Relationship hay quan hệ công chúng, mục đích là xây dựng lòng tin và hình ảnh tốt đẹp của tổ chức, giúp nâng cao giá trị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
Vai trò của PR là:
- Xây dựng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng hình anh và lòng tin với công chúng
- Vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông marketing
4. Sự khác biệt giữa Marketing, Quảng cáo và PR
Marketing | Quảng cáo | PR | |
Cấp độ | Tất cả các hình thức triển khai, có cả Quảng cáo và PR | Nằm trong marketing | Nằm trong marketing |
Mục tiêu | Tác động đến quyết định mua hàng của công chúng và gia tăng thị phần | Tác động đến nhận thức của công chúng đê nhận diện về thương hiệu | Tác động đến nhận thức của công chúng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp tong mắt công chúng |
Công chúng mục tiêu | Công chúng mục tiêu của Quảng cáo và PR | Khách hàng mục tiêu | Báo chí, cơ quan, các nhà đầu tư,… |
Ý định thuyết phục | Cả hai | Công khai thuyết phục | Gián tiếp |
Cơ chế bảo vệ công chúng | Cả hai | Công chúng thường không hứng thú khi xem và tiếp nhận thông điệp từ các hoạt động quảng cáo. | Dễ dàng chấp nhận thông điệp truyền thông. |
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về Phân biệt Marketing, Quảng cáo và PR mà bạn nên biết mà Martek muốn gửi đến bạn. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều thông tin về các khái niềm này hơn và hiểu chúng một cách dễ dàng nhé!