3 loại mục tiêu cơ bản trong Marketing cần phân biệt

Đằng sau sự thành công của một thương hiệu, cũng đều phải cần xác định cụ thể mục tiêu rõ ràng trong kinh doanh. Nếu mục tiêu không được xác định cụ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận người tiêu dùng cũng như quảng bá sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp.

Trong số đó có 3 mục tiêu cơ bản cần được xác định và phân biệt: Business Objective, Marketing Objective và Communication Objective. Cùng Martek khám phá chi tiết những mục tiêu này trong bài viết này nhé!

1. Business Objectives – mục tiêu kinh doanh

Công việc quan trọng nhất mà các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh cần phải xác định đầu tiên đó chính là Business Objectives.

Business Objectives là mục tiêu chiến lược hoặc mục tiêu tổng thể, bao gồm các mục tiêu dài hạntrung hạn, có thể bao gồm:

  • Mục tiêu tài chính
  • Mục tiêu sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Mục tiêu khách hàng
  • Mục tiêu tiếp thị
  • Mục tiêu năng suất
  • Mục tiêu khác.

Các mục tiêu này giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi rõ ràng và giúp định hướng cho các hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Những yếu tố căn bản dùng để đặt ra mục tiêu kinh doanh và kinh phí đầu tư chính là: Doanh số (Sales) – Thị phần (Share) – Sự tăng trưởng (Growth) – Lợi nhuận. Những yếu tố này sẽ luôn giao động không ngừng, có thể theo hướng tiêu cực hay tích cực, chính vì thế mà Business Objectives sẽ được điều chỉnh liên tục để đảm bảo tiến độ chiến lược kinh doanh thành công.

2. Marketing Objectives – mục tiêu Marketing

Marketing Objectives là những mục tiêu liên quan đến bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và được mô tả trong một kế hoạch tiếp thị (Marketing Plan).

Vai trò của Marketing Objectives trong kinh doanh là định hướng cho các chiến dịch, thu hút sự chú ý, tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, tăng khách hàng tiềm năng, giảm chi phí marketing, và nhiều hơn nữa.

Khi làm công tác tiếp thị, Marketers cần phải nắm bắt tâm lý của khách hàng để tạo ra thông điệp phù hợp, đưa thương hiệu tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu – “mời gọi” trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của mình.

Mục tiêu Marketing hướng tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, thể hiện cụ thể qua các yếu tố:

  • Tăng lượng tiêu thụ (consumption)
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường (penetration)
  • Tăng giá trị sử dụng (value)
  • Tăng độ trung thành (loyalty).

Từ các giá trị trên, có thể nói Marketing Objectives khá quan trọng. Vậy làm cách nào để đo lường mức độ hiệu quả của mục tiêu kế hoạch của mình? Câu trả lời chính là The SMART Goals Framework.

Mô hình SMART là một bước quan trọng “kiểm duyệt” kế hoạch của người làm tiếp thị kế hoạch của người làm tiếp thị về tính hiệu quả và chất lượng mà chiến lược có thể mang lại cho công ty.

3. Communication Objectives – mục tiêu truyền thông

Communication Objectives là các mục tiêu cụ thể mà một doanh nghiệp đặt ra để đạt được trong chiến dịch truyền thông của mình. Mục tiêu truyền thông giúp cho doanh nghiệp định hướng các hoạt động truyền thông của mình, đảm bảo rằng các hoạt động này hướng đến mục tiêu cụ thể và đạt được hiệu quả tối đa.

Mục tiêu truyền thông cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Awareness: Nhận thức thương hiệu
  • Key attributes: Các đặc trưng gắn liền với thương hiệu, những lợi ích, những điều làm nên sự khác biệt của thương hiệu
  • Creative Quality: Chất lượng của sản phẩm truyền thông
  • Channel Quality: Sự quan tâm của khách hàng, khả năng tiếp cận tương tác với người tiêu dùng qua các kênh truyền thông.

4. Tạm kết

Việc tìm hiểu và xác định những mục tiêu cho doanh nghiệp là một điều cần thiết. Một Marketer đôi khi không cần phải là một người phải quá sáng tạo nhưng sự logic để định hướng cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó là rất quan trọng. Tất cả những mục tiêu này, đều góp sức cho quá trình phát triển vượt bậc mà các bạn đang hướng đến.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được 3 loại mục tiêu trong Marketing. Hãy luôn theo dõi Martek và cập nhật những kiến thức hữu ích được đăng tải hàng ngày nhé!